Hướng dẫn cách quấn băng cổ chân đơn giản đúng cách

Cổ chân cũng là vị trí thường hay bị chấn thương khi bạn tham gia các hoạt động thể thao với cường độ cao. Hiện nay, có khá nhiều mức độ chấn thương cổ chân khác nhau, nhưng hay gặp nhất vẫn là lật cổ chân. Và khi gặp những tình huống như này thì xử lý ngay bằng phương án quấn băng. Vậy cách quấn băng cổ chân như thế nào là đúng cách? Mời bạn xem ngay các bước cụ thể trong bài viết dưới đây.

Cách quấn băng cổ chân đơn giản

Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ có y bác sĩ chuyên nghiệp mới biết cách quấn băng cổ chân. Nhưng thực tế ai cũng có thể tự quấn được chỉ cần nắm rõ được những bước cơ bản với từng loại băng dưới đây:

Cách quấn băng cổ chân với băng thun

Băng thun là loại băng keo được dùng phổ biến nhất hiện nay. Trước khi thực hiện việc quấn băng cổ chân, bạn cần đảm bảo được băng keo mình mua đúng quy cách và độ dài cần thiết. Tiếp đến là cần chuẩn bị sẵn kéo để có thể cắt băng dư khi quấn xong.

Cách quấn băng cổ chân với băng thun
Cách quấn băng cổ chân với băng thun

Các bước cụ thể:

  • Bước 1: Quấn băng quanh bàn chân: Đầu tiên bạn cần dùng băng thun quấn vòng quanh bàn chân. Đảm bảo vòng quấn không quá chật và cũng không quá lỏng, thoải mái là được.
  • Bước 2: Quấn băng phần gót chân:Từ phần băng đang quấn trên bàn chân, bạn hãy quấn tiếp ra sau gót chân, sau đó vòng qua bàn chân rồi quấn theo hình mũi tên.
  • Bước 3: Tạo điểm cho băng quấn: Bạn cần tiến hành quấn thêm hai vòng ở mắt cá chân phía trên cùng.
  • Bước 4: Thực hiệu quấn chéo đáy: Khi đã tạo được điểm nhấn cho băng quấn xong, bạn cần quấn tiếp dưới đáy bàn chân theo hình chéo.
  • Bước 5: Ở bước này bạn sẽ thực hiện quấn thun lòng bàn chân, sau đó vắt chéo theo hình số 8. Tiến hành quấn vài lần với động tác này trên bàn chân và mắt cá chân.
  • Bước 6: Tiếp tục quấn băng đến khi băng quấn tới phần mắt cá chân thì có thể dùng kéo cắt băng dư. Giữ cố định băng quấn bằng dây đeo nhỏ hoặc Velcro đặt cùng với dây đàn hồi ở cuối con lăn. Khi hoàn tất, gót chân vẫn sẽ lộ ra ngoài, chỉ có bàn chân và mắt cá chân là được băng kín.

Khi quấn bằng băng thun, bạn phải đảm bảo là mắt cá chân không hoạt động và không gây cảm giác co thắt. Bởi nếu quá chặt máu sẽ không thể lưu thông xuống bàn chân. Nếu không thể tự xử lý hãy nhờ đến sự trợ giúp của người có chuyên môn.

Top những chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp 

Cách quấn băng cổ chân với băng keo

Khi chơi thể thao, nhất là bóng đá việc quấn cổ chân bằng băng keo sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương không đáng có. Cách quấn băng cổ chân với băng keo cũng cực kỳ đơn giản. 

Cách quấn băng cổ chân với băng keo
Cách quấn băng cổ chân với băng keo

Bạn chỉ cần quấn đủ vài vòng theo chiều ngang. Khi quấn bạn hãy tập trung quấn vào phần bị đau nhiều hơn. Cố gắng điều chỉnh lực siết chặt hoặc nới lỏng nhằm tạo sự thoải mái cho chân. Bởi nếu quấn băng keo quá chặt sẽ tạo cảm giác khó chịu. Thậm chí có thể gây đau hơn hoặc nếu lỏng quá việc quấn băng keo sẽ phản tác dụng và không thể giảm được cơn đau.

Tổng hợp 10 kỹ thuật qua người trong bóng đá

Cách quấn băng cổ chân với băng động học

Băng động học thường được làm bằng bông kết hợp với chất kết dính acrylic trong y tế. Cách quấn băng cổ chân với loại bằng này sẽ bao gồm các bước: 

  • Bước 1: Đầu tiên bạn hãy lấy một đoạn băng đủ dài để tiến hành quấn quanh một bên mắt cá chân, dưới bàn chân và phía bên kia của mắt cá chân.
  • Bước 2: Ngồi và nhớ đặt chân vuông góc với ống chân.
  • Bước 3: Tiếp theo đặt phần giữa của dải băng động học vào dưới đáy bàn chân. Hướng băng dọc theo khoảng trống giữa gót chân và cả vòm chân. Sau đó tì mạnh xuống và kéo giấy ra.
  • Bước 4: Lúc này, bạn hãy đưa một đầu băng lên đến mắt cá, rồi ấn nhẹ nhưng không được tạo bọt khí dưới băng.
Cách quấn băng cổ chân với băng động học
Cách quấn băng cổ chân với băng động học
  • Bước 5: Nếu khi bắt đầu bạn quấn băng từ bên trong mắt cá chân, thì khi này bạn hãy xoay mắt cá chân ra phía ngoài để da của băng động học được kéo căng thêm một chút.
  • Bước 6: Tiếp đến bạn hãy mang băng quấn sang phía còn lại của mắt cá chân. Nếu khi bắt đầu bạn quấn băng từ bên trong mắt cá chân, thì khi này bạn hãy xoay mắt cá chân ra phía ngoài.
  • Bước 7: Sau khi thực hiện xong bước 6, bạn hãy lấy băng thứ 2 quấn quanh cổ chân và quấn cả phần gân đầu gót chân.
  • Bước 8: Quấn xong bạn sẽ thấy hơi căng ra để nhắc nhở bạn tuyệt đối không được cử động cổ chân quá nhiều.

Hướng dẫn cách kèm người trong bóng đá chi tiết từ [A-Z]

Một số lưu ý khi thực hiện cách quấn băng cổ chân 

Khi thực hiện cách quấn băng cổ chân bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không được kéo băng sai cách vì có thể gây chảy máu chân, tình trạng chấn thương sẽ nặng hơn.
  • Khi bị chấn thương ngoài việc chườm đá thì không nên xoa dầu nóng vì nó sẽ gây sưng tấy nặng hơn.
  • Khi cổ chân chưa hồi phục tuyệt đối không được chạy nhảy quá nhiều. 
  • Không dùng thuốc không có trong liệu trình cho phép của bác sĩ để điều trị. 
  • Việc tiêm thuốc vào vùng chấn thương chỉ được phép của bác sĩ điều trị.
Một số lưu ý khi thực hiện cách quấn băng cổ chân Khi thực hiện cách quấn băng cổ chân bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Một số lưu ý khi thực hiện cách quấn băng cổ chân 
Khi thực hiện cách quấn băng cổ chân bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Trên đây là một số cách quấn băng cổ chân khá phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công cho các trường hợp xung quanh mình. Nếu thấy bài viết bổ ích đừng ngại chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé.