Chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe qua về cụm từ doping. Đây là một loại chất cấm trong thể thao gây ra rất nhiều hậu hoạ cho người sử dụng. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, vì sức ép về thành tích mà không ít vận động viên vẫn ngang nhiên sử dụng loại chất này. Để tới lúc bị phát hiện thì họ phải chịu nhiều hình phạt theo mức độ khác nhau. Vậy thực chất Doping là gì? Vì sao doping lại bị cấm trong tất cả các môn thể thao? Cùng mình xem ngay đáp án trong phần tiếp theo đây nhé.
Khái quát doping
Doping thực ra là tên gọi chung cho hầu hết các chất kích thích nằm trong danh sách cấm dùng khi tham gia thi đấu thể thao. Khi truyền vào cơ thể, doping sẽ khiến lượng máu chảy về tim nhanh hơn rất nhiều so với mức độ thông thường. Quá trình này lập tức khiến cho cơ thể người dùng có sức mạnh tăng lên vượt trội. Đồng thời cũng sẽ làm gia tăng khả năng thi đấu của các vận động viên.
Doping trên thị trường được chia ra làm 3 loại:
- Đầu tiên là Doping máu thường dùng để tăng nhanh khả năng vận chuyển oxy qua hồng cầu. Nó sẽ giúp cơ thể nâng cao sức mạnh và làm tăng sức bền cho vận động viên. Các loại doping máu phổ biến hiện nay bao gồm như Darbopoetin (NESP), Erythropoietin (ESP).
- Thứ hai là Doping cơ, dòng này để chỉ các chất kích thích tăng cường sức mạnh cho cơ bắp người dùng. Loại này dễ bắt gặp ở các vận động viên đang tham gia bộ môn như cử tạ, điền kinh, bóng đá. Một số doping cơ thường được biết đến nhiều như Trimetazidine, EPO.
- Thứ ba là Doping thần kinh. Đay là loại giúp vận động viên tham gia hoạt động liên tục mà không hề biết mệt mỏi. Các chất doping thần kinh được biết đến nhiều trên thị trường hiện nay có thể kể tới như caffeine, bromance, morphin, methadone,…
Lý giải vì sao doping bị cấm
Nếu đã nắm được ý nghĩa của doping là gì? thì lúc này bạn đã phần nào hiểu lý do tại sao doping bị cấm. Việc giành chiến thắng và mang về huy chương, cup luôn là mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp thi đấu thể thao của tất cả các vận động viên. Chính vì thế, nhiều người đã không ngần ngại bất chấp mọi thủ đoạn và cả những lệnh cấm của ban tổ chức sử dụng chất cấm này. Thậm chí họ còn chẳng nghĩ đến tác hại của doping gây ra mà cứ thế ngang nhiên sử dụng doping.
Hơn thế nữa, việc sử dụng doping chính là hành vi gian lận trong thi đấu thể thao. Đây là điều không thể chấp nhận được. Bởi vì, dù là một cuộc thi lớn hay nhỏ thì sự minh bạch, an toàn và công bằng luôn là tiêu chí đạo đức trong các trận thi đấu. Doping bị cấm thực tế do nó vừa đi ngược lại với tính công bằng, đạo đức của cuộc thi. Đồng thời vừa gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính các vận động viên.
Những tác hại do doping gây ra
Hiện nay một khi doping đã truyền vào cơ thể đều sẽ gây ra rất nhiều hậu hoạ dù nhẹ dù nặng:
- Do loại chất kích thích này ảnh hưởng trực tiếp tới hormone testosteronenên rất dễ xảy ra việc nam hoá.
- Mặc dù có những doping trong quá trình sử dụng sẽ giúp các vận động viên tăng cơ bắp, nhưng sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến teo cơ và yếu dần.
- Đối với các loại doping thần kinh, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến chân tay run rẩy, gây mệt mỏi và khó chịu.
- Sử dụng doping sẽ gây ra nhiều bệnh khác nhau như: tiểu đường, suy tim, tắc nghẽn tĩnh mạch, nhiễm khuẩn gan,… Thậm chí lạm dụng quá nhiều trong thời gian dài và thi đấu trong cường độ quá cao sẽ dẫn tới đột quỵ và tử vong.
Cách để phát hiện sử dụng doping trong thể thao hay không?
Hiện nay có rất nhiều cách để phát hiện các vận động viên có sử dụng doping hay không. Và cách phổ biến và được dùng thường xuyên nhất đó là xét nghiệm máu. Do có rất nhiều loại doping khác nhau nên việc thực hiện xét nghiệm này không hề đơn giản.
Tuy nhiên nhằm đảm bảo tính công bằng và sự hợp lý trong quá trình tổ chức và cả thi đấu nên các phương pháp xét nghiệm càng hiện đại và tinh vi. Thông thường những vận động viên thi đấu vượt trội sẽ được lựa chọn để xét nghiệm lấy máu.
Cách xét nghiệm hay được các chuyên gia thể thao áp dụng nhất là giữ một phần mẫu doping. Sau đó lấy máu của các vận động viên được chỉ định, khi thuốc đã hoà tan trong máu, họ sẽ xác định được đó là loại doping nào hoặc có những phân tử tạo thành.
Như vậy bài viết trên đây mình đã làm rõ doping là gì? Cũng như đã lý giải tại sao nó lại bị cấm trong tất cả các thể thao. Hy vọng phần thông tin của five88.credit đã giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn vướng mắc gì về doping, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới bài viết để nhận được giải đáp sớm nhất.